Tiêm phòng cho bà bầu và những thông tin cần biết

Trong thai kỳ ngoài việc ăn uống và chăm sóc sức khỏe đầy đủ, thì tiêm phòng cho bà bầu cũng là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được tầm quan trọng, cũng như lịch tiêm vacxin cụ thể cho mình. Cùng theo dõi bài viết này để có thông tin cho mình nhé!

1. Vì sao bà bầu nên tiêm phòng đầy đủ?

Trước khi tìm hiểu về lịch tiêm và những mũi vacxin cần chuẩn bị khi mang thai. Chúng ta sẽ cùng xem tầm quan trọng của việc tiêm phòng cho bà bầu.Trong thời gian mang thai cơ thể mẹ bầu khá yếu nên dễ lây nhiễm một số bệnh do virus gây nên. Mặc dù một số bệnh không gây ảnh hưởng sức khỏe quá nặng nề cho mẹ, nhưng đối với thai nhi sẽ gây nên nhiều hệ lụy đáng tiếc.

Tiêm phòng cho bà bầu

Đặc biệt, trong quá trình phát triển của thai nhi những bệnh lý do virus gây nên có thể khiến thai nhi dị tật, chậm phát triển, gây sinh non, sảy thai hoặc thậm chí tử vong nếu trở nên trầm trọng.  

2. Những mũi tiêm phòng dành cho bà bầu

Theo như tổ chức Y Tế thế giới WHO thì tiêm phòng cho bà bầu là bước đầu hiệu quả cho việc ngăn ngừa virus, vi khuẩn gây hại cho sức khỏe mẹ và bé trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai. Trong đó, bạn cần đảm bảo hoàn thành một số mũi tiêm sau: 

Trước khi mang thai 

  • Sởi-quai bị-rubella: Đây là bệnh dễ lây nhiễm qua đường hô hấp trong quá trình mang thai, mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến mẹ bầu. Nhưng lại gây nên hệ lụy rất nhiều đến thai nhi như: dị tật, sinh non, chết lưu, thai suy dinh dưỡng,.. Vì vậy, hãy lưu ý tiêm phòng trước khi mang thai để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mẹ và bé nhé!
  • Thủy đậu: Nếu chưa từng tiêm vacxin thủy đậu hoặc chưa từng mắc bệnh này, thì đồng nghĩa với cơ thể bạn chưa có kháng thể. Lúc này, việc tiêm phòng trước mang thai rất quan trọng. Vì khi mắc phải căn bệnh này khi mang thai sẽ dễ gây nên khả năng khiến thai nhi ra bị thủy đậu bẩm sinh, bị dị tật đầu nhỏ, gồng cứng tay chân, bại não,…
  • Viêm gan B: Đây là căn bệnh nguy hiểm có thể lây truyền qua máu, từ mẹ sang bé.  Vậy nên mẹ bầu cần ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh bằng cách tiêm vacxin đầy đủ, xét nghiệm viêm gan B nhé. 
  • Cúm: Tưởng chừng là bệnh lý đơn giản và không có gì phức tạp. Nhưng mẹ bầu mắc bệnh cúm sẽ gây ảnh hưởng khá nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Làm tăng nguy cơ con dị tật, hở hàm ếch, mắc bệnh tim bẩm sinh… Chính vì vậy, cần tiêm vacxin trước khi mang thai hoặc trong quá trình mang thai. 
  • Bạch hầu-ho gà-uốn ván: Mẹ bầu cần đảm bảo cung cấp đầy đủ ít nhất 1 mũi vacxin bạch hầu, ho gà, uốn ván cho mình trước khi mang thai. 
Tiêm phòng cho bà bầu
Cần tiêm phòng đủ trước và trong khi mang thai

Trong thời gian mang thai

Bên cạnh đảm bảo đầy đủ các loại mũi cần tiêm phòng cho bà bầu trước mang thai, mẹ bầu cũng cần tiêm đầy đủ vacxin uốn ván để ngăn ngừa những tình trạng xấu nhất cho cơ thể mẹ và thai nhi. 

Trong 5 năm gần đây chưa tiêm vacxin uốn ván thì bạn cần tiêm bổ sung đủ 2 mũi, còn nếu trong thời gian đó có tiêm ngừa thì có thể tiêm thêm 1 mũi uốn ván trước khi vượt cạn khoảng 1 tháng. 

Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai cần tiêm phòng thêm vắc-xin phòng bạch hầu- ho gà – uốn ván vào tuần thai từ 27 – 35 tuần, nếu trong trường hợp chưa tiêm vacxin này trước khi mang thai thì đây là mũi không thể thiếu để ngừa bệnh cho trẻ sơ sinh. 

3. Lịch tiêm phòng vacxin cụ thể dành cho bà bầu

Sau khi đã tìm hiểu những mũi tiêm phòng cho bà bầu, thì bạn cũng cần nắm rõ lịch chích ngừa đúng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe mẹ, cùng thai nhi. Cụ thể: 

Trước khi mang thai 

  • Mũi 3 trong 1 là sởi – quai bị- rubella: cần tiêm trước khi mang thai từ 1 –  3 tháng. 
  • Mũi viêm gan B: Có thể tiêm trước hoặc trong quá trình mang thai, nếu được hãy tiêm trước để có sức khỏe tốt nhất cho thai kỳ của mình. 
  • Cúm: Đây cũng là mũi có thể tiêm trước hoặc trong khi mang thai, nên tiêm trước khi mang thai để chuẩn bị sức khỏe tốt nhất cho mình. 
  • Bạch hầu – ho gà: Với mũi tiêm này bạn chỉ nên tiêm 1 mũi duy nhất, nên tiêm trước khi mang thai và không cần tránh thai sau khi tiêm. 

Trong khi mang thai 

  • Nếu là mang thai lần đầu thì cần đảm bảo tiêm đủ 2 mũi uốn ván khi mang thai. Trong đó, mũi đầu nằm ở tuần 20 trở đi, mũi thứ hai nhắc lại sẽ tiêm sau mũi đầu 1 tháng. Đồng thời, cần tiêm trước quá trình vượt cạn là 1 tháng. 
  • Đối với những lần mang thai sau thì cần tiêm 1 mũi vacxin uốn ván từ tuần thai 20 trở đi. 
Tiêm phòng cho bà bầu
Mẹ bầu cần nắm rõ lịch tiêm phòng

4. Lưu ý khi tiêm phòng cho bà bầu không nên bỏ qua

Sau khi đã tìm hiểu về tiêm phòng cho bà bầu, thì trong quá trình tiêm vacxin mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau: 

  • Nếu sau khi tiêm và bị sốt thì bạn có thể dùng nước chườm ấm hoặc lau người để hạ nhiệt. Bên cạnh đó, ăn nhiều trái cây và rau xanh để cơ thể mát hơn.
  • Không tự ý sử dụng thuốc hạ sốt khi không có chỉ định của bác sĩ. 
  • Nếu thời gian sốt kéo dài từ 3-4 ngày, kèm theo cảm giác mệt mỏi, ngủ li bì thì mẹ bầu cần đến bệnh viện thăm khám sớm nhất để kiểm tra. 
  • Sau tiêm vacxin nếu có triệu chứng giả cảm cúm như chảy nước mũi, hắt hơi thì bạn nên dùng nước muối sinh lý làm sạch để tạo cảm giác dễ chịu cho mình. 
  • Luôn chuẩn bị sức khỏe và ăn no trước mỗi lần tiêm phòng. 
  • Mang theo hồ sơ khám thai và giấy tờ chích ngừa mỗi lần. 
Tiêm phòng cho bà bầu
Những lưu ý cần nhớ để quá trình tiêm phòng của mẹ bầu an toàn

Mong rằng bài viết về tiêm phòng cho bà bầu này bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích cho mình. Cần tiêm đủ các loại vacxin trong quá trình mang thai để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Nếu cần đặt mua ngũ cốc Quỳnh Phương nhanh chóng vui lòng liên hệ Hotline 097.421.48.22 để được hỗ trợ ngay nhé!

Bấm để gọi (Tư vấn 24/7)097.421.48.22