Đang Nuôi Con Bú Có Tiêm Phòng Covid Được Không?

Đang nuôi con bú có tiêm phòng Covid được không là thắc mắc của nhiều bà mẹ bỉm sữa trong tình hình dịch bệnh đang căng thẳng như hiện nay. Nếu đang phân vân về vấn đề này thì mời bạn đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời xác đáng.  

1. Đang nuôi con bú có tiêm phòng Covid được không?

Cho con bú là giai đoạn trẻ hấp thụ dinh dưỡng trực tiếp từ sữa mẹ. Do đó thực phẩm và các loại thuốc men mà mẹ bỉm nạp vào người cần được tìm hiểu một cách kỹ càng, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, đang nuôi con bú có tiêm phòng Covid 19 là hoàn toàn CÓ THỂ nếu đủ điều kiện về thể lực.

Phụ nữ đang cho con bú nên tiêm phòng Covid

Phụ nữ đang cho con bú nên tiêm phòng Covid

Tiêm chủng ngừa Covid – 19 được khuyến nghị dùng cho mọi người từ 12 tuổi trở lên. Trong đó có bao gồm người đang mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ, hiện đang có ý định mang thai, hay có thể mang thai trong tương lai.

Như vậy, Phụ nữ đang cho con bú là đối tượng có thể và cần được ưu tiên tiêm vắc xin ngừa Covid-19. Điều này được thể hiện rõ trong công văn 10/08/2021 của Bộ Y Tế, chuyển phụ nữ đang cho con bú từ đối tượng trì hoãn thành đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng vacxin. Chỉ cần đủ điều kiện về sức khỏe đã được quy định rõ.

2. Phụ nữ đang nuôi con bú tiêm phòng Covid 19 khi nào thích hợp?

Bà bầu và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ là các đối tượng khá nhạy cảm trong việc sử dụng thuốc. Do đó, việc tiêm vacxin cũng có những quy định riêng đối với những đối tượng này.

Phụ nữ đang nuôi con bú có tiêm phòng Covid 19 thích hợp là bất cứ lúc nào tiếp cận được nguồn vacxin. Do công nghệ sản xuất vacxin hiện đại, không sử dụng virus sống nên không có nguy cơ gây nhiễm virus cho trẻ.

3. Các tác dụng phụ mẹ bỉm có thể gặp phải sau khi tiêm phòng Covid 19

Tùy thuộc vào chủng loại vacxin cũng như cơ địa của thường người mà tác dụng phụ có thể có hoặc không xảy ra, xảy ra nặng hoặc nhẹ. Dưới đây là một số tác dụng phụ mà phụ nữ đang nuôi con bú có tiêm phòng Covid sẽ gặp phải:

  • Mẹ bỉm có thể sốt cao trên 38,5 độ C
  • Cảm giác đau đầu , đau nhức mình mẩy.
  • Cảm giác khô cổ, thiếu nước, …

Khi gặp các tình trạng này, mẹ bỉm có thể dùng thuốc hạ sốt, uống thuốc giảm đau (Paracetamol), hay bổ sung nhiều nước, chất điện giải, vitamin C, …

Tiêm vacxin có thể mang lại một số tác dụng phụ cho mẹ bỉm sữa

Tiêm vacxin có thể mang lại một số tác dụng phụ cho mẹ bỉm sữa

4. Một số câu hỏi liên quan đến việc phụ nữ đang nuôi con bú có tiêm phòng Covid

Phụ nữ đang nuôi con bú tiêm phòng Covid 19 là điều được khuyến nghị, tuy nhiên vẫn còn nhiều thắc mắc xoay quanh chủ đề này. Cùng chúng tôi làm rõ một số thắc mắc để mẹ bỉm và bé có một kỳ tiêm chủng an toàn nhất nhé.

4.1 Mẹ bỉm có cần ngưng cho con bú vài ngày đầu sau tiêm không?

Mẹ bỉm sau khi tiêm phòng Covid 19 hoàn toàn không cần kiêng cho bé bú cũng như vắt sữa bỏ đi vào những ngày đầu sau tiêm. Việc này hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng sữa và sức khỏe của trẻ nhỏ.

4.2 Quy trình tiêm vacxin Covid của phụ nữ cho con bú như thế nào ?

Quy trình tiêm chủng vắc xin cho phụ nữ cho con bú vẫn giống với người bình thường. Đó là tiêm 2 mũi và khoảng cách 2 mũi sẽ tùy thuộc loại vắc xin.

Hiện nay, các loại vacxin mà phụ nữ cho con bú có thể sử dụng là: Pfizer, Moderna, AstraZeneca, Sinovac. Phụ nữ cho con bú không được chỉ định dùng vacxin Sputnik.

Vacxin Covid nên được tiêm đầy đủ 2 mũi ở mọi đối tượng được chỉ định

Vacxin Covid nên được tiêm đầy đủ 2 mũi ở mọi đối tượng được chỉ định

4.3 Nếu đã bị mắc Covid-19 thì phụ nữ đang cho con bú có cần tiêm vắc xin nữa hay không ?

Câu trả lời là vẫn cần vì miễn dịch tạo ra sau khi nhiễm dịch Covid-19 là miễn dịch không bền vững. Do đó, mẹ bỏm cần phải tiến hành tiêm vắc xin Covid-19 sau khi nhiễm bệnh khoảng 6 tháng.

4.4 Nếu mẹ đang cho con bú mắc Covid-19 thì có cho thể cho trẻ bú hay không?

Sữa mẹ rất cần cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp cải thiện tỷ lệ sống sót và còn mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh. Hơn nữa, việc cho con bú cũng góp phần cải thiện sức khỏe của mẹ bỉm sữa.

Nếu trong quá trình cho con bú, mẹ bỉm mắc Covid 19 thì vẫn nên cho trẻ bú nhưng cần tuân thủ quy tắc 5K cũng như thực hiện các bước bảo hộ để đảm bảo sức khỏe của con một cách tốt nhất bạn nhé!

Mẹ mắc Covid có thể cho trẻ bú nhưng cần phòng hộ để an toàn cho bé

Mẹ mắc Covid có thể cho trẻ bú nhưng cần phòng hộ để an toàn cho bé

Phụ nữ đang nuôi con bú có tiêm phòng Covid là điều nên làm và cần thực hiện các lưu ý khám sức khỏe để đảm bảo quá trình tiêm diễn ra thuận lợi và an toàn nhất.

CÔNG TY TNHH QUỲNH PHƯƠNG GOLD FOOD VIỆT NAM

Địa chỉ: Thạch Thán, Quốc Oai , Hà Nội

Điện thoại: 097.421.48.22

Email: ngoquynh260116@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/ngucocquynhphuong 

Website: https://ngucocquynhphuong.com/

Bấm để gọi (Tư vấn 24/7)097.421.48.22