Sữa có mùi hoi nguyên nhân do đâu? Có cho trẻ bú được không?

Sữa mẹ thường có màu trắng đục, mùi thơm và vị ngọt béo nhẹ, là thức ăn chính của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, do nguyên nhân khác nhau mà sữa mẹ sẽ có mùi hôi khó chịu. Vậy sữa có mùi hoi nguyên nhân do đâu? Trẻ có bú được hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới nhé. 

1. Vì sao sữa có mùi hoi? 

Sữa mẹ thường có màu trắng đục, hoặc hơi ngả vàng, có mùi thơm và vị ngọt béo nhẹ. Nhưng không ít mẹ bỉm trong quá trình nuôi con nhận thấy sữa mẹ có dấu hiệu biến chất, có mùi hôi, tanh khó chịu. Trên thực tế thì nguyên nhân gây ra tình trạng này khá đa dạng, cụ thể được chia thành 2 trường hợp là khi sữa vắt ra trực tiếp có mùi hôi và sữa sau khi bảo quản. 

1.1. Ăn uống thực phẩm không thích hợp

Nguyên nhân đầu tiên khiến sữa có mùi hôi khi mới vắt ra khỏi bầu ngực mẹ chính là do chế độ ăn uống không phù hợp. Nếu mẹ có ăn những thực phẩm tanh, hoặc nặng mùi như tỏi, hành,.. cay nóng như: dầu cá, đồ chiên,,.. thì sữa mẹ cũng sẽ bị ảnh hưởng và có mùi. 

1.2. Vệ sinh bầu ngực sai cách

Quá trình vệ sinh bầu ngực không kỹ càng, khi sữa rỉ ra sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển và gây ra mùi hôi, Điều này sẽ khiến sữa có mùi hoi trong lần bú tiếp theo. Nên sau khi bé bú hoặc trước khi bé bú mẹ cũng cần vệ sinh bầu ngực, núm ti kỹ càng. 

1.3. Sữa trữ đông hoặc đông lạnh không đảm bảo chất lượng

Sữa có mùi hoi nếu bảo quản không đúng cách có thể do nhiều nguyên nhân gây nên như: túi đựng sữa không đạt chất lượng, tủ lạnh đựng sữa có mùi,… 

Nếu sữa được bảo quản trong tủ lạnh sẽ khiến lượng enzyme lipase tăng và gây mùi khó chịu. 

Do sữa mẹ đã quá hạn dùng, trung bình nếu sữa mẹ bảo quản trong tủ mát thì sẽ thì có hạn dùng từ 2 – 3 ngày, tủ đông là 3 – 6 tháng và trong nhiệt độ ngoài phòng là tối đa 4 tiếng. Nếu vượt quá mốc thời gian này thì sữa sẽ dễ có mùi hôi. 

Có nhiều nguyên nhân khiến sữa mùi hoi

2. Dấu hiệu sữa bị hoi và hư hỏng? 

Vậy khi sữa có mùi hoi và bị hư hỏng sẽ có dấu hiệu gì? đây chắc chắn cũng là thác mắc của không ít những bà mẹ đang trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh. Khi sữa bị ảnh hưởng chất lượng thì sẽ có mùi hôi, còn nếu sữa bị hư hỏng sẽ có xu hướng chuyển sang màu xanh, xuất hiện vón cục bám trên thành bình hoặc túi đựng sữa. 

Ngoài ra, với sữa trữ đông lâu ngày quá 4 tháng thì không nên dùng. Bởi dù có mùi hôi hay không thì chất lượng sữa để quá thời gian này cũng đã bị ảnh hưởng ít nhiều. 

3. Nếu sữa có mùi hoi thì bé có bú được không? 

Để giải đáp thắc mắc sữa có mùi hoi thì bé có bú được không? thì phải tùy vào nguyên nhân gây nên mùi hôi của sữa mẹ. 

Đối với trường hợp sữa mẹ có mùi hôi ngay khi vắt ra thì bé có thể bú bình thường, nhưng trong giai đoạn mẹ bỉm đang sử dụng các loại thuốc điều trị, thuốc kháng sinh,… thì nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi cho bé bú sữa mẹ. 

Còn với trường hợp sữa hôi do bảo quản sai, không phù hợp thì các mẹ cần quan sát đặc điểm của sữa để xem chất lượng sữa ở thời điểm hiện tại. Nếu sữa có mùi hoi, vón cục bám vào túi trữ hoặc bình sữa thì không nên cho trẻ bú.

Đặc biệt với những ai không cho trẻ bú trực tiếp, và có thói quen trữ sữa trong tủ lạnh cần chú ý tuyệt đối không dùng sữa quá hạn. Bởi điều này có thể ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của bé sơ sinh, khiến trẻ bị ngộ độc. Đối với sữa mẹ không nên dùng nếu đã bảo quản quá 4 tháng trong ngăn đông tủ lạnh. 

Nếu nhận thấy sữa bị tách lớp thì bạn đừng lo lắng, bởi đây là dấu hiệu bình thường khi sữa để bên ngoài, chỉ cần lắc nhẹ là có thể cho bé bú bình thường. 

Không nên cho bé uống sữa nếu có một trong những dấu hiệu bất thường

4. Phương pháp khử mùi hoi trong sữa mẹ? 

Để có thể khắc phục được tình trạng sữa có mùi hoi thì tùy vào nguyên nhân khác nhau mà chúng ta sẽ có cách khắc phục phù hợp. Cụ thể:

4.1. Chú ý chế độ ăn uống

Bạn nên bổ sung các loại rau củ, trái cây để tăng lượng vitamin, dưỡng chất. Nên ưu tiên những loại thực phẩm có mùi thơm như: chuối, thì là, rau mùi,… Đồng thời cần uống đủ nước để giảm mùi hôi tanh, hạn chế ăn các loại thức ăn cay nồng, có mùi như tỏi, ớt, sa tế,… hoặc các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ. 

4.2. Vệ sinh đầu ti của mẹ

Các mẹ bỉm cũng cần vệ sinh đầu ti đều đặn trước và sau khi cho trẻ bú để tránh vi khuẩn tích tụ. Hãy ứng dụng các mẹo dân gian để cải thiện mùi hương sữa mẹ: dùng gạo nếp và hành tím đắp lên ngực, ăn canh búp dứa non, uống sữa đặc hoặc nước ấm trước khi cho bé bú. 

4.3. Chú ý cách bảo quản sữa mẹ trữ đông

Ngoài ra, các mẹ cũng cần chú ý đến quá trình bảo quản sữa trong tủ lạnh để tránh mùi hôi khó chịu. Đối với sữa để bên ngoài thì nên cho bé uống trong vòng 4 tiếng, nếu sữa trữ đông thì cần hâm nóng và đảm bảo vệ sinh trước khi cho bé uống. Bạn nên quan sát phản ứng tiêu hóa của con khi cho uống 1 – 2 bịch đầu, từ đó mới có thể biết cách điều chỉnh thích hợp. 

4.4. Ngũ cốc lợi sữa Quỳnh Phương – Sản phẩm ưu Việt dành cho mẹ 

Bên cạnh các phương pháp trên thì bạn cũng có thể sử dụng ngũ cốc lợi sữa Quỳnh Phương để vừa tăng khả năng tiết sữa, chất lượng sữa và giảm mùi hôi khó chịu hiệu quả. Trong thành phần của sản phẩm này có chứa các loại hạt có lợi cho sức khỏe như: Hạt sen, Hạt Óc Chó, Yến Mạch, Gạo lứt,…Những loại hạt này giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất rất tốt cho cơ thể. 

Khi uống đều đặn ngày 2 ly bạn sẽ thấy chất lượng sữa được cải thiện, sữa tiết ra cũng nhiều hơn. Đồng thời, sản phẩm bột này được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn nên vẫn giữ được mùi thơm riêng, uống vào sẽ giúp sữa có mùi thơm hấp dẫn hơn cho sữa mẹ. 

Qua bài viết trên, mong rằng bạn đọc sẽ giải đáp thắc mắc xoay quanh tình trạng sữa có mùi hoi. Từ đó, quyết định có nên cho trẻ sơ sinh bú hay không, cũng như cách cải thiện tình trạng sữa hôi hiệu quả, an toàn. Nếu bạn muốn mua Bột ngũ cốc lợi sữa Quỳnh Phương thì hãy truy cập trang web: https://ngucocquynhphuong.com/ hoặc SĐT: 097.421.48.22 để được tư vấn và đặt hàng ngay nhé. 

Bấm để gọi (Tư vấn 24/7)097.421.48.22