Tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh khá phổ biến và gây không ít ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, cũng như sự phát triển của trẻ. Vậy có những cách khắc phục trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều hiệu quả và an toàn? Cùng theo dõi bài viết này để tìm ra lời giải đáp phù hợp nhất.
Nội dung bài viết
1. Lý do khiến trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều?
Trước khi đi tìm hiểu cách khắc phục trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều hiệu quả, thì chúng ta cần nắm được nguyên nhân xảy ra tình trạng này để ngăn ngừa điều trị phù hợp. Cụ thể có một số nguyên nhân dưới đây.
1.1. Do sai lầm khi ăn uống và chăm sóc trẻ
Với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoặc cho bú bình quá no, hoặc nằm bú sai tư thế khiến trẻ nuốt không khí vào trong dạ dày thì sẽ gây nên tình trạng nôn trớ sau khi bú.
Đối với trường hợp trẻ nằm ngay sau khi bú mà không được vỗ ợ cũng sẽ gây nên tình trạng nôn trớ, hay do mẹ có thói quen quấn con, mặc tã bó chặt cũng có thể là nguyên nhân trẻ dễ nôn trớ.
1.2. Khi trẻ mắc bệnh ngoại khoa
Nếu các mẹ bỉm cho con bú đúng tư thế, lượng sữa đủ, và có tiến hành vỗ ợ sau khi bú, thì có thể nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ chính là mắc các bệnh ngoại khoa như: dị tật đường tiêu hóa.
Với những trẻ bị mắc bệnh này sẽ có hiểu hiện nôn trong những ngày đầu mới sinh. Hoặc có thể mắc các bệnh khác như xoắn ruột, tắc ruột,… đây là những căn bệnh nguy hiểm khiến bé bị nhiễm trùng, chướng bụng, đi phân có máu,…
1.3. Dấu hiệu trẻ mắc các bệnh nội khoa
Đối với những trẻ mắc các bệnh về tiêu hóa như: tiêu chảy, viêm đường ruột,… cũng có thể là nguyên nhân gây nôn trớ khó chịu ở trẻ. Hoặc với trẻ sơ sinh mắc các bệnh như xuất huyết não, viêm màng não mủ,.. cũng xảy ra tình trạng nôn trớ thường xuyên.
Để có thể xác định rõ nguyên nhân thật sự của tình trạng nôn trớ, các bậc ba mẹ cần đưa bé đi thăm khám nếu thấy trẻ nôn trớ nhiều và kèm theo những dấu hiệu bất thường khác như khóc quấy, khó chịu.
Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị nôn trớ nhiều
2. Những cách khắc phục trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều?
Sau khi đã tìm hiểu nguyên nhân thì có thể thấy trẻ nôn trớ có thể do nhiều lý do khác nhau. Vậy đây là cách khắc phục trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều an toàn. Cùng theo dõi một số cách dưới đây nhé.
2.1. Vỗ lưng nhẹ nhàng
Một trong những cách khắc phục trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều dễ dàng và nhanh chóng tại nhà chính là vỗ lưng cho bé hay còn được gọi là vỗ ợ. Ba mẹ cần cho bé nằm sấp đầu thấp, tay đỡ đầu bé nghiêng mặt và tay còn lại vỗ liên tục 5 cái mạnh vào vùng giữa 2 bả vai từ chiều trên xuống dưới.
Hoặc mẹ cũng có thể bế bé thẳng đứng, áp người bé vào ngực hoặc vai, cho đầu bé nghiêng sang một bên và vỗ vào vùng lưng giữa hai bả vai liên tục 5 cái. Hãy thực hiện kiên trì đến khi nghe tiếng ợ của con, điều này đồng nghĩa với sữa đã được tiêu trong dạ dày và hạn chế tình trạng nôn trớ.
2.2. Ấn ngực cho bé
Trong tình trạng bé bị nôn trớ mẹ có thể dùng phương pháp ấn ngực để “cấp cứu” cho bé. Cụ thể mẹ cho bé nằm ngửa, dùng ngón tay thứ 2 và 3 của tay trái ấn vuông góc khoảng ⅓ vào xương ức. Cần giữ 1 lần/ giây và thực hiện liên tục 5 lần.
Sau đó, mẹ cần quan sát con và tiếp tục vỗ lưng, ấn ngực đến khi nào có dấu hiệu hồi phục hoàn toàn.
2.3. Cho bé bú đúng tư thế và nên mặc quần áo thoải mái
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh nôn trớ là do bé bú sai tư thế, mặc quần áo quá chật chội. Chính vì vậy các mẹ cần cho trẻ bú đúng tư thế khi bú mẹ và bú bình. Đồng thời mặc quần áo, tã thoải mái hơn, tránh quá chật chội, gò bó tác động vào dạ dày gây nôn trớ.
Vỗ, ấn ngực là một trong những biện pháp hạn chế bé nôn trớ
3. Cách chăm sóc và ngăn ngừa bé bị nôn trớ
Ngoài biết cách khắc phục trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều thì các bậc ba mẹ cần biết cách chăm sóc và ngăn ngừa bé bị nôn trớ. Đầu tiên đó chính là cần bế bé bú đúng cách, cho trẻ ngậm núm vú đúng để ngăn ngừa lượng khí bên ngoài vào trong dạ dày, điều này sẽ khiến trẻ dễ xuất hiện tình trạng nôn trớ sau khi bú.
Trong trường hợp bú bình, cần cho trẻ nằm nghiêng để bình sữa lắp đầy núm, như vậy thì khi nuốt sữa bé sẽ không bị nuốt không khí, lượng sữa trong bình cũng cần được đảm bảo không chảy ra ngoài khi dốc bình.
Đồng thời, hãy ưu tiên chia nhỏ các cữ bú ra thay vì bắt bé bú nhiều trong một lần, hạn chế quấn khăn hay mặc tã quá bó chặt. Bởi điều này cũng sẽ khiến dạ dày trào ngược và gây nôn trớ sau khi ăn.
Các mẹ cũng nên massage nhẹ nhàng phần xung quanh rốn bé, bằng cách xoa nhẹ nhàng theo chiều vòng tròn kim đồng hồ. Điều này sẽ giúp dạ dày giảm co bóp, hỗ trợ tiêu hóa nhanh và tránh nôn trớ khá hiệu quả.
Nếu bé thường xuyên bị nôn trớ, các mẹ hãy đưa con đi bác sĩ kiểm tra
4. Khi nào cần đưa bé đến bệnh viện điều trị?
Đối với trẻ sơ sinh thì tình trạng nôn trớ khá bình thường và được xem là nguyên nhân sinh lý. Nhưng không thể tránh trường hợp do bệnh lý gây nên, vì vậy nếu thấy các hiện tượng sau bạn hãy đưa bé đến bệnh viện thăm khám sớm nhất nhé.
- Tần suất trẻ nôn trớ nhiều, có thể liên tục trong 2 bữa bú và trên 3 lần/ ngày.
- Trẻ không tăng cân, hay quấy khóc, khó chịu. Đồng thời có dấu hiệu bỏ bú, bụng chướng cứng,…
- Phần môi và miệng bị khô và mắt trũng như thiếu nước trầm trọng.
- Ngoài ra nếu thấy trẻ nôn ra dịch màu sắc bất thường hoặc đại tiện có máu, tiêu chảy kéo dài, sốt…
Mong rằng với thông tin bài viết trên bạn đọc sẽ nắm được cách khắc phục trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều hiệu quả tại nhà. Đồng thời, nắm rõ biểu hiện, tình trạng để biết khi nào nên cho trẻ đi bệnh viện kịp thời.