Chi tiết thời gian tiêm phòng hợp lý nhất cho các mẹ bầu

Ngoài nắm các loại vacxin cần tiêm trong thai kỳ, thì thời điểm tiêm ngừa cũng đóng vai trò quan trọng đến hiệu quả ngăn ngừa bệnh lý hiệu quả. Nếu bạn chưa có thông tin hãy cùng theo dõi thông tin về thời gian tiêm phòng hợp lý nhất cho các mẹ bầu nhé!

1. Lợi ích khi tiêm phòng cho các mẹ bầu 

Trước khi thời gian tiêm phòng hợp lý nhất cho các mẹ bầu, bạn cần nắm rõ những lợi ích mà quá trình tiêm phòng cho mẹ bầu là gì. Hiện nay quá trình tiêm ngừa vacxin khi mang thai không phải yếu tố bắt buộc, nhưng nếu thực hiện sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ và thai nhi. Cụ thể: 

  • Các loại vacxin sẽ cung cấp đề kháng cho cơ thể mẹ bầu, ngăn ngừa nhiễm bệnh và giúp thai kỳ khỏe mạnh hơn.
  • Ngăn ngừa được những biến chứng, dị tật ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi. 
  • Mang lại thai kỳ khỏe mạnh, không bệnh tật cho các mẹ bầu. 
Thời gian tiêm phòng
Tiêm phòng giúp thai kỳ của mẹ bầu khỏe mạnh

Bên cạnh đó, việc nắm rõ mốc thời gian tiêm chủng sẽ tăng hiệu quả phát huy tác dụng ngăn ngừa bệnh hiệu quả cho sức khỏe của chị em. Bạn nên tham khảo và lựa chọn thời điểm phù hợp nhất nhé!

2. Thời gian tiêm phòng hợp lý nhất cho các mẹ bầu

Về thời gian tiêm phòng hợp lý nhất cho các mẹ bầu, thì đối với chị em chuẩn bị cho quá trình mang thai sẽ có sự khác biệt với những người đang có thai. 

Đối với chị em chuẩn bị mang thai thì thời điểm tiêm phòng tốt nhất sẽ từ 1-3 tháng trước khi có thai. Lúc này hệ miễn dịch được cung cấp trong cơ thể sẽ phát huy tác dụng tốt nhất, tăng khả năng kháng virus và các bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe mẹ bầu cũng như thai nhi. 

Thời gian tiêm phòng
Các bà mẹ mang thai cần tiêm phòng đúng lịch 

Còn với chị em đang trong giai đoạn thai kỳ thì thời gian bắt đầu tiêm ngừa sẽ từ tuần thai 20 trở đi. Bên cạnh đó có một số mũi tiêm ngừa được phép bổ sung trong giai đoạn thai kỳ mà chị em có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi lựa chọn. 

3. Lịch tiêm phòng vacxin cho bà bầu và tên các mũi tiêm

Hiện nay, để có được hiệu quả tiêm ngừa tốt nhất, thì thời gian tiêm phòng hợp lý nhất cho các mẹ bầu được bệnh viện hướng dẫn kỹ càng. Cụ thể bạn có thể tham khảo dưới đây. 

3.1 Tiêm phòng trước mang thai 

Đối với thời điểm trước khi mang thai, bạn cần chuẩn bị một sức khỏe dẻo dai để có quá trình thai kỳ chất lượng, dưới đây là lịch tiêm và những loại vacxin cần chuẩn bị: 

Sởi – quai bị – rubella 

Thời gian tiêm phòng Sởi – quai bị – rubella cho bà bầu muộn nhất là trước khi có bầu từ 1-3 tháng để mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe và thai kỳ. 

Thủy đậu 

Mũi vacxin thủy đậu cần được tiêm phòng đầy đủ trước khi thời gian mang thai là 1 tháng để đạt được hiệu quả ngừa bệnh, cũng như ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Sau khi tiêm ngừa với thời gian thích hợp sẽ giúp hạn chế những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ và mang lại sức khỏe tốt cho mẹ bầu. 

Viêm gan B 

Đây là bệnh lý khá nguy hiểm và lây truyền từ mẹ sang bé. Thời gian tiêm phòng viêm gan B cho mẹ bầu trước mang thai từ 1-3 tháng là rất cần thiết. Từ đó, hạn chế khả năng lây nhiễm của của bệnh từ môi trường vào cơ thể mẹ, và thai nhi.
Cúm 

Đây là mũi tiêm có thể chọn tiêm trước hoặc sau mang thai, tuy nhiên bạn vẫn nên ưu tiên chích ngừa đầy đủ trước khi thời gian mang thai để có chuẩn bị tốt nhất về sức khỏe cho thai kỳ. Từ đó, ngăn ngừa được những biến chứng không mong muốn đối với sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. 

Bạch hầu – ho gà – uốn ván

Đối với mũi tiêm của bệnh Bạch hầu – ho gà – uốn ván là rất cần thiết để có thai kỳ khỏe mạnh và an toàn. Bạn chỉ cần đáp ứng một liều duy nhất, và không cần làm các biện pháp ngừa thai sau tiêm. 

Thời gian tiêm phòng
Lịch tiêm phòng trước và trong khi mang thai

3.2 Tiêm phòng khi mang thai 

Khác với những mũi tiêm cần trước khi mang thai, mẹ bầu trong thời gian mang thai cũng cần đáp ứng được những mũi tiêm cơ bản để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh. 

Nếu như chưa tiêm ngừa uốn ván thì trong lần đầu mang thai bạn cần đảm bảo tiêm đủ 2 mũi, mũi đầu cần tiêm trên 20 tuần tuổi thai, và mũi 2 cách mũi đầu khoảng 1 tháng. Đồng thời, mẹ bầu cũng cần đảm bảo thời gian hoàn thành 2 mũi tiêm này trước khi sinh là 1 tháng. Còn nếu đã mang thai lần 2 hoặc 3 thì chỉ cần tiêm phòng 1 mũi là đủ. 

Với chị em chưa tiêm phòng Bạch hầu – ho gà – uốn ván trước mang thai, thì trong thai kỳ từ tuần 27-35 có thể bổ sung để phòng bệnh ho gà từ sớm cho thai nhi. Tuy nhiên tất cả cần có chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.

4. Một số lưu ý khi tiêm vacxin cho bà bầu 

Sau khi đã nắm rõ thời gian tiêm phòng hợp lý nhất cho các mẹ bầu, mẹ bầu cần lưu ý một số điều nhất định để đảm bảo sức khỏe cũng như hiệu quả của vacxin. Cụ thể: 

  • Luôn chỉ bị giấy tờ tiêm ngừa đầy đủ của thai kỳ để bác sĩ tiện theo dõi các mũi tiêm còn thiếu và bổ sung phù hợp. 
  • Sau khi tiêm phòng nếu thấy có bất kỳ biểu hiện sốt cao, mệt mỏi hay li bì kéo dài nào bạn cần có biện pháp khắc phục nhanh chóng bằng cách uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây. Bên cạnh đó, tránh không tự uống thuốc nếu không có sự chỉ định của bác sĩ. 
  • Thời gian tiêm phòng từng giai đoạn cần được đảm bảo chính xác để có được hiệu quả như ý. 
  • Sau tiêm ngừa việc ăn uống và nghỉ ngơi khoa học là rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho thai kỳ. 
Thời gian tiêm phòng
Tiêm phòng cho bà bầu cần lưu ý những vấn đề trên

Qua bài viết trên về thời gian tiêm phòng hợp lý nhất cho các mẹ bầu, chắc hẳn rằng bạn đọc đã nắm được thông tin hữu ích. Từ đó, có được hiệu quả tiêm ngừa tốt nhất, hạn chế những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé. 

Bấm để gọi (Tư vấn 24/7)097.421.48.22