Những lưu ý cho mẹ bầu khi tiêm vacxin nhất định phải nhớ

Để đảm bảo được sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, thì tiêm ngừa vacxin là một trong những việc không thể thiếu. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe và độ an toàn bạn cần nắm rõ một số lưu ý cho mẹ bầu khi tiêm vacxin. Cùng theo dõi bài viết sau để có thông tin cho mình.

1. Những loại vacxin dành cho mẹ bầu là gì?

Trước khi tìm hiểu một số lưu ý cho mẹ bầu khi tiêm vacxin, bạn cần nắm rõ những loại vacxin mà mình cần nắm rõ một số loại sau đây. 

Sởi – quai bị – rubella

Sởi – quai bị – rubella là một dạng bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp rất nguy hiểm cho sức khỏe mẹ bầu và đặc biệt là thai nhi. Không chỉ khiến sức khỏe mẹ bầu suy yếu, hệ miễn dịch kém đi, mà còn để lại nhiều hệ lụy đối với sức khỏe của thai nhi như: gây sinh non, thai suy dinh dưỡng, thai lưu, thai dị tật… Chính vì vậy, nếu có ý định mang thai bạn nên chích ngừa loại vacxin này từ 1-3 tháng trước thời gian thai kỳ. 

Thủy đậu

Đây là một căn bệnh lây nhiễm do virus gây nên, không chỉ làm suy giảm hệ miễn dịch, làm cơ thể mệt mỏi mà còn khiến thai nhi dễ rơi vào các biến chứng như: dị tật thai đầu nhỏ, thủy đậu bẩm sinh, bại não, gồng cứng tay chân… Đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé sau sinh về sau. Vì vậy, mẹ bầu cần đảm bảo tiêm ngừa đầy đủ trong trường hợp chưa từng tiêm phòng trước đó, hoặc chưa từng mắc bệnh.

Viêm gan B

Trong một số lưu ý cho mẹ bầu khi tiêm vacxin, thì lựa chọn vacxin viêm gan B là không thể thiếu. Vì đây là bệnh lý sẽ lây truyền trực tiếp từ cơ thể mẹ sang con qua đường máu. Nên mẹ bầu cần đảm bảo bản thân không nhiễm bệnh thì mới có thể cho thai nhi một số khỏe tốt. 

Đối với mũi vacxin này bạn cần thăm khám, xét nghiệm xem bản thân đã bị nhiễm bệnh hay chưa. Từ đó, có các ngăn ngừa hoặc điều trị phù hợp trước thai kỳ hiệu quả. 

Một số lưu ý cho mẹ bầu khi tiêm vacxin
Mẹ bầu cần tiêm Vacxin viêm gan B

Bạch hầu – ho gà – uốn ván 

Đối với bệnh lây truyền này, mẹ bầu cần tiêm ngừa 1 mũi trước thai kỳ nếu chưa có lịch sử tiêm trước đó. Điều này sẽ tăng kháng thể ngừa bệnh hiệu quả và tránh cho bạn bị nhiễm bệnh. Từ đó, hạn chế được nguy cơ sinh non, thai suy dinh dưỡng, thai lưu… 

Cúm 

Đây cũng là một bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, thông thường đối với người trưởng thành thì loại virus này dễ gây nên cảm giác mệt mỏi, khó chịu. Đối với chị em phụ nữ trong thai kỳ thì tình trạng bệnh có thể khiến hệ miễn dịch suy giảm, sốt cao, mệt mỏi, và khiến thai nhi bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dễ bị dị tật, cũng như những biến chứng khác. Đối với loại vacxin này thì mẹ bầu có thể chọn tiêm trước hoặc trong thai kỳ đều được. 

2. Lịch tiêm vacxin cho mẹ bầu cần nhớ 

Sau khi đã tìm hiểu về những mũi tiêm cần cho mẹ bầu trước và trong giai đoạn mang thai, thì một số lưu ý cho mẹ bầu khi tiêm vacxin đó là cần nắm rõ lịch tiêm cụ thể. Dưới đây là thời gian bạn có thể tham khảo: 

Đối với mũi tiêm trước mang thai 

  • Mũi tiêm Sởi – quai bị – rubella cần tiêm trước thời gian có thai từ 1 – 3 tháng.
  • Đối với bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván chỉ tiêm 1 liều duy nhất và không cần phải tránh thai sau thời gian tiêm. 
  • Vắc xin viêm gan B có thể tiêm trước hoặc trong quá trình mang bầu. Nhưng để hạn chế nguy cơ mắc bệnh bạn nên tiến hành xét nghiệm và tiêm phòng trước thời gian thai kỳ. 
Một số lưu ý cho mẹ bầu khi tiêm vacxin
Cần tiêm đủ Vacxin trước và trong khi mang thai

Mũi tiêm trong giai đoạn mang thai

Đối với giai đoạn trong thai kỳ, chị em cần tiêm đủ 2 mũi uốn ván trong lần đầu tiên mang thai. Trong đó, mũi đầu sẽ được tiêm ở tuần 20 trở đi, và mũi 2 cách mũi đầu 1 tháng. Với những người đã mang thai lần 1 hoặc 3 thì chỉ cần tiêm 1 mũi sau tuần thai 20 là đủ. 

Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể bổ sung những mũi vacxin thiếu trong trường hợp cho phép tiêm trong giai đoạn thai kỳ. 

3. Địa điểm tiêm vacxin cho bà bầu chi tiết

Hiện nay mẹ bầu có thể tiến hành chích ngừa vacxin tại nhiều địa điểm khác nhau như: bệnh viện sản khoa, bệnh viện đa khoa, trạm y tế, cơ sở tiêm chủng… Dù lựa chọn địa chỉ nào tiêm chủng thì bạn cũng nên đảm bảo chất lượng tiêm ngừa chuẩn, và được cấp phép bởi Bộ y tế để đảm bảo an toàn, hiệu quả nhằm tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Ngoài ra, mẹ bầu có thể lựa chọn những cơ sở cung cấp dịch vụ tiêm phòng tại nhà để tiết kiệm thời gian và tránh tiếp xúc tối đa trong thời kỳ bệnh dịch Covid 19 phát triển mạnh. 

Một số lưu ý cho mẹ bầu khi tiêm vacxin
Mẹ bầu có thể tiêm chủng tại các bệnh viện đa khoa, trạm y tế phường xã 

4. Một số lưu ý cho mẹ bầu khi tiêm vacxin

Để có quá trình tiêm ngừa tốt nhất, bạn cần nắm rõ một số lưu ý cho mẹ bầu khi tiêm vacxin dưới đây. Cụ thể: 

  • Thực hiện biện pháp hạ sốt an toàn, không sử dụng thuốc nếu không có chỉ định từ bác sĩ và ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước để hỗ trợ hạ nhiệt. 
  • Dùng nước ấm lau người nhẹ nhàng ở những vùng như nách, bẹn, lưng,..
  • Nếu tình trạng sốt cao kéo dài từ 3-4 ngày liên tục, kèm theo các biểu hiện như buồn ngủ, mệt mỏi liên tục bạn cần tiến hành thăm khám và kiểm tra ngay. 
  • Cần mang đầy đủ giấy tờ khám thai, tiêm phòng trước đó. 
  • Luôn ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ trước thời gian đi tiêm, cũng như sau đi tiêm vacxin để có sức khỏe tốt nhất. 
  • Nên thăm khám, xét nghiệm hệ miễn dịch trước khi lựa chọn tiêm phòng để nắm rõ cơ thể cần bổ sung vacxin nào. 
  • Cần đảm bảo tiêm đủ số mũi yêu cầu, kể cả mũi tiêm nhắc để có hiệu quả tăng hệ miễn dịch tốt nhất cho thai kỳ. 
Một số lưu ý cho mẹ bầu khi tiêm vacxin
Mẹ bầu cần nắm rõ một số lưu ý khi tiêm vacxin

Qua bài viết trên về một số lưu ý cho mẹ bầu khi tiêm vacxin, mong rằng bạn đọc sẽ có được thông tin hữu ích. Từ đó, có được hiệu quả tiêm phòng an toàn và ngăn ngừa bệnh lý tốt nhất cho mẹ cũng như thai nhi. 

Bấm để gọi (Tư vấn 24/7)097.421.48.22