Để có một thai kỳ khỏe mạnh là điều mà mọi bậc cha mẹ đều mong muốn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và có kinh nghiệm theo dõi, chăm sóc thai kỳ. Vì vậy, việc nắm được những điều cần biết khi mang thai là quan trọng không thể thiếu. Để có thêm thông tin hãy xem bài viết dưới nhé!
Nội dung bài viết
Khám thai định kỳ
Một trong những điều cần biết khi mang thai đó chính là lịch đi khám định kỳ, việc này giúp bác sĩ nắm bắt được sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Hiện nay, các chuyên gia đã khuyến cáo trung bình một người mẹ cần có tối thiểu 8 lần khám thai trong suốt thời gian thai kỳ của mình.
Nhằm theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe bé, sớm phát hiện các dị tật và biến chứng nguy hiểm đến mẹ cũng như thai nhi. Có một số cột mốc quan trọng sau cần nhớ:
- Tuần 11-13: Đây là thời điểm mẹ cần thăm khám để đo độ mờ vai gáy, kịp thời phát hiện nguy cơ mắc hội chứng Down.
- Tuần 21-24: Lúc này mẹ cần khám thai xét nghiệm sàng lọc dị tật bẩm sinh, phát hiện những bất thường trên bộ phận cơ thể thai nhi.
- Tuần 30 -32: Thời điểm giúp mẹ xác định được dị tật muộn ở thai nhi, xác định vị trí nhau thai, dây rốn… để chuẩn bị tốt nhất cho quá trình vượt cạn.
Thời điểm dự sinh
Dựa trên chu kỳ kinh nguyệt các y bác sĩ sẽ phán đoán ngày dự sinh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy thời điểm sinh bé có thể sớm hơn hoặc chậm hơn so với ngày dự kiến.
Dựa trên sự phát triển của thai nhi qua từng tuần tuổi mà ngày dự sinh có thể có sự thay đổi. Vì vậy, không cần quá hoang mang nếu tuần này thời gian dự sinh khác so với tuần trước thăm khám.
Lên chế độ dinh dưỡng cho thai kỳ hợp lý
Ngoài các yếu tố trên thì một trong những điều cần biết khi mang thai chính là mẹ bầu cần lên cho mình chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ các chất dinh dưỡng. Nhằm cung cấp dưỡng chất cần thiết cho thai nhi, cũng như đảm bảo sức khỏe mẹ trong suốt thời gian mang thai.
Mẹ bầu cần tuyệt đối tránh xa một số nhóm thực phẩm sau:
- Tuyệt đối nên tránh rượu bia, đồ uống có gas, rượu, thuốc lá
- Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, có tính cay nóng cao
- Tránh xa cá chứa thủy ngân vì có thể tăng nguy cơ dị tật thai nhi
- Không ăn dứa, đu đủ xanh…
- Không ăn đồ tươi sống, chưa được làm sạch và nấu chín.
Dưới đây là một số thực phẩm có lợi, mẹ bầu có thể chọn trong thực đơn của mình:
- Tinh bột như ngũ cốc, bánh mì…
- Chất đạm như thịt các loại, trứng, đậu, sữa…
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, các loại nước ép.
- Mẹ bầu cần uống đủ 2,5-3 lít nước mỗi ngày.
- Sử dụng thêm vitamin, khoáng chất cần thiết theo chỉ định bác sĩ
- Lựa chọn chất béo từ thực vật, mỡ động vật, bơ…
Ngoài các thực phẩm đơn trên, mẹ bầu cũng nên bổ sung chất dinh dưỡng có trong các loại ngũ cốc. Sử dụng thực phẩm này là cách đơn giản nhất giúp mẹ và thai nhi hạn chế việc thiếu một số dưỡng chất cần thiết.
Ngũ cốc Quỳnh Phương từ hào là sản phẩm, được sản xuất từ 27 loại hạt khác nhau như hạt sen, đậu xanh, đậu đỏ, hạt macca… Được chế biến trên dây chuyền hiện đại, đảm bảo tính an toàn, hiệu quả và dễ sử dụng. Các mẹ bầu có thể sử dụng pha cùng sữa tươi, sữa đặc để thưởng thức hoặc dùng chế biến trong nhiều món bánh hấp dẫn.
Hàm lượng chất xơ có trong các loại đậu sẽ giúp bạn tránh tình trạng thừa cân, béo phì nhưng vẫn cung cấp cho thai nhi dưỡng chất cần thiết. Đồng thời ngăn ngừa táo bón trong thai kỳ hiệu quả nhất.
Nhận biết được các biến chứng thai kỳ – cách đề phòng và xử lý
Ngoài những điều cần biết khi mang thai trên, thì bạn cũng cần nhận biết được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra trong thai kỳ. Cùng với đó là cách đề phòng và xử lý kịp thời tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Tiểu đường thai kỳ
Dựa vào lượng đường huyết trong máu của thai phụ, mà các bác sĩ có thể xác định rằng có bị tiểu đường thai kỳ hay không. Nếu gặp tình trạng này thì sẽ gây nên nhiều nguy cơ như: tiền sản giật, sảy thai, thai dị tật…
Chính vì vậy bạn nên có chế độ ăn lành mạnh, kết hợp luyện tập thể dục phù hợp để ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm.
Nhau thai bám thấp
Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần nắm những điều cần biết khi mang thai. Một trong số đó là tình trạng nhau thai bám thấp, thường xuất hiện ở 5% thai phụ. Có thể hiểu đơn giản là tình trạng bánh nhau không bám vào đáy tử cung, mà nằm sát lỗ trong cửa cổ tử cung.
Điều này gây nên nguy hiểm lớn với thai phụ trong quá trình sinh nở, cũng như mẹ và bé. Vì vậy, mẹ bầu cần đi thăm khám để xác định vị trí bám của nhau thai để có biện pháp kiêng cữ phù hợp nhất.
Tiền sản giật
Tình trạng này thường xuất hiện sau khi mang thai 21 tuần, khiến nguy cơ thai bị lưu tăng cao, bé dễ bị suy dinh dưỡng. Để xác định và ngăn ngừa bạn có thể thông qua xét nghiệm để có biện pháp ngăn chặn các biến chứng tốt nhất.
4.4 Ối ít
Đây là tình trạng không còn quá xa lạ với mẹ bầu, và khiến không ít người lo lắng. Đối với những người bị thiếu nước ối vào tam cá nguyệt thứ nhất và thứ 2 thì tình trạng sinh non, sảy thai, lưu thai rất dễ xảy ra.
Bên cạnh đó, việc nước ối thiếu vào 3 tháng cuối thai kỳ cũng khiến bé khó khăn trong việc xoay trở ngôi, dễ khiến ối vỡ sớm, thai nhiễm trùng ối và tử cung. Cách tốt nhất để ngăn ngừa là mẹ bầu cần ăn uống và nghỉ ngơi lành mạnh, uống nhiều nước.
Nhận biết những triệu chứng nguy hiểm trong thai kỳ
Sau khi đã tìm hiểu qua những điều cần biết khi mang thai, thì ngoài những biến chứng thai kỳ bạn cũng cần nắm rõ các triệu chứng gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Cụ thể:
- Vùng bụng đau âm ỉ, hoặc dữ dội trong thời gian dài. Đối với phần giữa bụng hoặc trên bụng có cảm giác buồn nôn, khó chịu: Đây là dấu hiệu của thai phụ khi bị đau bao tử, ngộ độc thực phẩm, tiền sản giật…
- Vùng bụng dưới hoặc 2 bên hông đau có thể là báo hiệu tình trạng sinh non, sảy thai…
- Đối với những người tay chân xuất hiện sưng phù, trữ nước, đau đầu, buồn nôn cũng là biểu hiện của tiền sản giật.
- Mẹ bầu sốt cao nhưng không có kèm theo triệu chứng cảm lạnh, cúm thì cần thăm khám ngay vì đây là dấu hiệu nhiễm trùng nguy hiểm.
Với bài viết trên về những điều cần biết khi mang thai, mong rằng bạn đọc sẽ có được thông tin hữu ích. Giúp bản thân có được thai kỳ khỏe mạnh, mẹ khỏe bé phát triển tốt và sẵn sàng có sức khỏe đảm bảo quá trình vượt cạn thành công.